7 tác dụng phụ của Omega 3 ít người biết, cần lưu ý

Không ai hiện nay là không biết đến những lợi ích của dầu cá Omega 3 cho sức khỏe. Đây là dưỡng chất đóng vai trò không thể thay thế trong quá trình hình và phát triển trí não, thị lực của thai nhi trong bụng mẹ. Dù vậy khi bổ sung dưỡng chất này cần lưu ý đến tác dụng phụ của Omega 3. Đây là điều đáng ngại không kém nên hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tăng đường huyết gây đường huyết cao

Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng 8g Omega 3 mỗi ngày có thể làm tăng 22% lượng đường trong máu người bị tiểu đường tuýp 2 trong thời gian 8 tuần. Điều này cho thấy việc dùng Omega 3 liều cao có thể kích thích sản xuất glucose, một trong những yếu tố làm tăng đường huyết. 

Tuy nhiên, cần lưu ý là chỉ liều cao Omega 3 mới tác động đến lượng đường trong máu. Theo những phân tích khác thì liều lượng 3,9g EPA và 3,7g DHA (hai trong ba dạng chính của Omega 3) không tác động đến đường huyết người tiểu đường tuýp 2.

Việc dùng liều cao Omega 3 có thể làm tăng lượng đường trong máu
Việc dùng liều cao Omega 3 có thể làm tăng lượng đường trong máu

Tăng nguy cơ xuất huyết, chảy máu cam

Một nghiên cứu ở 56 người dùng 640mg dầu cá mỗi ngày trong 4 tuần có thể làm giảm đông máu ở người trưởng thành. Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng phát hiện 72% thanh thanh thiếu niên dùng 1-5g dầu cá mỗi ngày có hiện tượng chảy máu cam.

Như vậy đây là những tác dụng phụ của Omega 3 mà người dùng nên đặc biệt lưu ý. Người bệnh nên ngừng uống dầu cá trước khi phẫu thuật và trao đổi với bác sĩ nếu muốn bổ sung dầu cá khi đang dùng những loại thuốc chống đông máu như warfarin.

Tác dụng phụ của Omega 3: Huyết áp thấp

Việc uống dầu cá Omega 3 có thể làm giảm huyết áp. Điều này cực kỳ giá trị với những người có mức cholesterol cao hoặc bị cao huyết áp. Theo một nghiên cứu trên 90 người chạy thận dùng 3g Omega 3 mỗi ngày thì huyết áp tâm thu và tâm trương giảm đáng kể. 

Vì thế, những người bị huyết áp thấp cần phải đặc biệt lưu ý. Dầu cá Omega 3 có thể tương tác với thuốc hạ huyết áp nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Khó chịu, buồn nôn, trào ngược dạ dày

Tiêu chảy và trào ngược dạ dày là những tác dụng phụ của Omega 3 6 9. Omega 3 rất tốt cho tim mạch tuy nhiên đây cũng là một chất béo. Vì thế, nếu dùng liều cao thì rất dễ gặp triệu chứng khó tiêu, ợ chua, buồn nôn, trào ngược. 

Một trong những tác dụng phụ của Omega 3,6,9 phổ biến là tiêu chảy, buồn nôn
Một trong những tác dụng phụ của Omega 3,6,9 phổ biến là tiêu chảy, buồn nôn

Tác dụng phụ của Omega 3: Tiêu chảy

Một số người có thể gặp cả tình trạng đầy hơi, tiêu chảy sau khi sử dụng Omega 3. Lúc này, cách tốt nhất là sử dụng thực phẩm bổ sung trong bữa ăn và điều chỉnh lại liều lượng hợp lý hơn.

Tăng nguy cơ đột quỵ

Theo một nghiên cứu trên động vật thì việc hấp thụ quá nhiều Omega 3 có thể giảm khả năng đông máu và tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết. Đột quỵ xuất hiện là tình trạng các mạch máu suy yếu vỡ ra gây ra xuất huyết trong não. Dù vậy, giới khoa học cũng đang nghiên cứu chuyên sâu để có thể trả lời chính xác đột quỵ có phải tác dụng phụ của Omega 3 không.

Ngộ độc vitamin A, tổn thương gan

Trong 14g dầu gan cá tuyết có thể cung cấp đến 270% nhu cầu vitamin A hàng ngày của cơ thể. Loại Omega 3 này có thể khiến bạn bị ngộ độc vitamin khi sử dụng. Điều này có thể gây ra một số biểu hiện như buồn nôn, chóng mặt, đau khớp và kích ứng da. 

Tình trạng này về lâu dài có thể gây tổn thương gan, gây ra những căn bệnh nghiêm trọng như suy gan. Vì thế, khi dùng Omega 3, nhất định phải lưu ý đến hàm lượng vitamin A trong thực phẩm bổ sung đó.

Một số loại dầu cá Omega 3 có thể gây ngộ độc vitamin A nếu dùng quá liều
Một số loại dầu cá Omega 3 có thể gây ngộ độc vitamin A nếu dùng quá liều

Tác dụng phụ của Omega 3: Gây mất ngủ

Omega 3 nếu dùng liều lượng vừa phải có thể tăng cường chất lượng giấc ngủ. Theo nghiên cứu ở 395 trẻ em sử dụng 600mg Omega 3 mỗi ngày trong 16 tuần đã cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ. 

Tuy nhiên, nếu dùng quá liều dầu cá Omega 3 thì có thể làm trầm trọng hơn tình trạng mất ngủ và lo lắng ở những người có tiền sử trầm cảm. Hiện nay, ảnh hưởng của Omega 3 đến giấc ngủ vẫn đang được nghiên cứu để xác định tác dụng phụ và điều chỉnh hợp lý. 

Sử dụng dầu cá Omega 3: Đúng liều lượng, đúng đối tượng, độ tuổi

Chính vì những tác dụng phụ của Omega 3 nếu trên nên người dùng phải thực sự cẩn thận khi bổ sung dưỡng chất này. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn sử dụng Omega 3 hiệu quả hơn.

Liều dùng Omega 3 hợp lý

Trước khi dùng bất kỳ một loại Omega 3 nào, bạn cũng cần phải tìm hiểu xem nó chứa bao nhiêu DHA và EPA. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì nên bổ sung tối thiểu 250mg và tối đa 3000mg EPA và DHA mỗi ngày. Tùy theo độ tuổi mà hàm lượng Omega 3 cũng khác nhau.

  • Trẻ em từ 6-8 tuổi: Nên dùng từ 900mg Omega 3 mỗi ngày.
  • Từ 9-13 tuổi: Bé trai nên dùng từ 1200mg/ngày, bé gái cần dùng 1000mg/ngày.
  • Từ 14-18 tuổi: Bé trai cần được bổ sung 1600mg/ngày, bé gái cần khoảng 1100mg/ngày.
  • Người trưởng thành từ 16 tuổi trở lên: Nam giới cần 1600mg/ngày, nữ giới cần 1100mg/ngày.
  • Phụ nữ mang thai nếu bổ sung đủ Omega 3 đặc biệt là DHA thì thai nhi sẽ phát triển trí não và thị lực rất tốt. Vì thế, khi mang thai, chị em nên bổ sung khoảng 1400mg/ngày. Nếu cho con bú thì cần 1300mg/ngày. 
  • Người ở độ tuổi trung niên và người già sức khỏe bình thường thì nên dùng 1100mg/ngày.
  • Người bị bệnh tim mạch cần ít nhất 1000mg/ngày.
  • Người bị huyết áp cao và tiểu đường chỉ nên bổ sung khoảng 2000mg/ngày. 
Liều lượng dùng Omega 3 cho trẻ em và người lớn là khác nhau
Liều lượng dùng Omega 3 cho trẻ em và người lớn là khác nhau

Uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày? Liều dùng dầu cá tốt nhất?

Nên dùng lúc nào để tránh tác dụng phụ của Omega 3?

Thời điểm sử dụng Omega 3 cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và khả năng hấp thụ. Dưới đây là những thời điểm trong ngày nên sử dụng Omega 3:

  • Để cơ thể hấp thụ hiệu quả nhất thì nên uống Omega 3 vào buổi sáng. Tốt nhất nên uống vào sau mỗi bữa ăn vì Omega được hấp thụ tốt nhất sau bữa ăn có chứa chất béo. 
  • Tùy lối sống và sinh hoạt, bạn có thể chọn thời điểm thuận lợi để sử dụng. Tuy nhiên, nên hình thành thói quen uống Omega 3 đúng giờ để đạt hiệu quả tối ưu. Để tránh một số tác dụng phụ của Omega 3 thì nên chia thành 2 liều nhỏ và uống vào mỗi sáng và tối hàng ngày. Đây là chiến lược thích hợp để ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày, khó tiêu. 
  • Việc hấp thu dầu cá Omega 3 bị giảm dần sau 14 giờ. Tuy nhiên, điều này lại có lợi cho người mất ngủ vì nồng độ Omega 3 cao trong máu có thể giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn. 

Lưu ý khi bổ sung Omega 3 bằng đường uống

Nếu khẩu phần ăn hàng ngày chưa cung cấp đủ Omega 3 cho cơ thể thì bạn có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng chứa Omega 3. Tuy nhiên, để hạn chế những tác dụng phụ của Omega 3 thì người dùng nên lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Người mắc bệnh về đường tiêu hóa không nên dùng dầu cá vì rất dễ gây đầy hơi, trướng bụng.
  • Phụ nữ mang thai không nên dùng dầu cá thô vì chúng chứa rất nhiều kim loại nặng, chất gây ô nhiễm gây hại đến mẹ và thai nhi.
  • Trẻ em dưới 15 tháng tuổi tuyệt đối không dùng dầu cá. Tuy DHA rất tốt cho sự phát triển trí não nhưng EPA lại dễ gây tổn hại cho nhiều cơ quan khác trong cơ thể. 
  • Nếu bị dị ứng, dễ gặp những phản ứng như viêm họng, buồn nôn, khó thở, nổi mẩn… thì không nên dùng dầu cá.
Một số đối tượng không nên dùng Omega 3 để tránh tác dụng phụ của Omega 3
Một số đối tượng không nên dùng Omega 3 để tránh tác dụng phụ của Omega 3

Lời kết

Dầu cá Omega 3 là dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, tinh thần và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, người dùng cần phải lưu ý đến những tác dụng phụ của Omega 3 và dùng với liều lượng, thời điểm hợp lý. Nếu muốn biết thêm thông tin về những loại Omega 3 chất lượng cùng cách dùng hiệu quả thì đừng quên cập nhật tại https://daucahappykids.vn/ mỗi ngày. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0963.099.501